Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Tăng cường kiểm tra và chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Mùa năm 2024

2024-08-30 17:00:00.0

Hiện nay lúa Mùa sớm giai đoạn Trỗ bông - Chín sữa; Lúa Mùa trung làm đòng - đòng to; Lúa Mùa muộn cuối đẻ nhánh - đứng cái. Thời tiết hiện nay nắng xen kẽ mưa, dự báo trong thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, xen kẽ mưa là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng phát sinh gây hại cây trồng. Cần khẩn trương kiểm tra và chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Mùa năm 2024.

Hiện nay lúa Mùa sớm giai đoạn Trỗ bông - Chín sữa; Lúa Mùa trung làm đòng - đòng to; Lúa Mùa muộn cuối đẻ nhánh - đứng cái. Thời tiết hiện nay nắng xen kẽ mưa, dự báo trong thời gian tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, xen kẽ mưa là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng phát sinh gây hại cây trồng. Cần khẩn trương kiểm tra và chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Mùa năm 2024.

Qua điều tra cho thấy, trên cây lúa: rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh, phát triển gây hại mật độ trung bình  250 - 500 con/m2, nơi cao 800-1.500 con/m2, cục bộ trên 2.500 - 4.000 con/m2, (Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên....), dự báo trong những ngày tới rầy non tiếp tục nở mật độ rầy tăng nhanh gây cháy chòm cục bộ nếu không được phòng trừ kịp thời; Bệnh khô vằn tỷ lệ bệnh trung bình 3-5%, nơi cao 10-20%, cục bộ 30-40% dảnh bị hại (Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ...). Rầy xanh, Bọ cánh tơ gây hại trên chè tỷ lệ trung bình 2-5%, nơi cao 10-15% búp bị hại. Ngoài ra chuột, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn ...tiếp tục gây hại trên cây lúa.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho cây trồng vụ Mùa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng trừ như sau:

* Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện ổ rầy, phun thuốc trừ rầy với những ruộng lúa có mật độ 40-50 con/khóm (2.000 - 2.500 con/m2). Khi phun chú ý đến thời gian cách ly để đảm bảo an toàn cho nông sản.

- Đối với những diện tích lúa đang làm đòng - trỗ, ruộng chủ động nước nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như:  Actara® 25WG, Chess® 50WG, Sutin 5EC, 50SC, Matoko 50WG...

- Đối với những ruộng khô hạn và lúa từ giai đoạn chắc xanh đến chín, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Bassa 50EC,  Butyl 10WP, 40WG, 400SC, Applaud 25WP, Florid 700WP, Nibas 50EC, Brimgold 200WP... (Yêu cầu phải rẽ lúa thành luống, mỗi luống rộng từ 0,5 - 0,6m và phun trực tiếp vào gốc lúa nơi rầy tập trung gây hại).

Hình ảnh rầy trưởng thành

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ

Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện rải rác, dự kiến trưởng thành ra rộ từ ngày mùng 3/9 đến 10/9. Dự báo sâu non sẽ nở rộ từ 9/9 đến 18/9, gây hại trên các trà lúa, đặc biệt gây hại nặng trên trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng.

Biện pháp phòng trừ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến trưởng thành, xác định thời điểm sâu non nở, đặc biệt chú ý trên trà lúa Mùa sớm, trung giai đoạn đứng cái - làm đòng. Phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ những  ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2, đối với những ruộng có mật độ sâu non trên 100 con/m2 cần phun kép 2 lần cách nhau từ 4 - 5 ngày.

Thuốc dùng phun trừ sâu là các loại thuốc đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá được phép sử dụng ở Việt Nam ví dụ như: Clever 150SC, 300WG; VirtakoÒ 40WG; Ebenzoate 5WG; Sherdoba 20EC, 55WG; Neretox 18 SL, 95WP; Cyfitox 300EC; Mekomectin 3.8EC, 135WG; Boxing  99.99EW; Indogold 150SC; Footsure  108WG; Emacao-TP 75WG; ....

* Đối với bệnh khô vằn

Áp dụng tổng hợp các biện pháp chăm sóc cây lúa khỏe, bón phân cân đối, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện ổ bệnh, phun thuốc trừ bệnh bằng một trong các loại thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam ví dụ như: Anvil® 5SC; Tilt Super® 300EC; Validacin 5SL; Mekongvil 5SC; Daconil 75WP, 500SC...

* Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn

Thường  xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện ổ bệnh, chú ý  sau mỗi trận mưa giông lớn, phun thuốc trừ khi bệnh xuất hiện kết hợp với các biện pháp canh tác khác như: dừng ngay bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phun trừ ví dụ như: Tokyo-Nhật 220WP; Xantocin 40WP, Sansai 200 WP;  Totan 200WP, Ychatot 900SP; Sieu sieu 250WP; PN-balacide 32WP; Stifano 5.5SL  ... Sau khi phun thuốc 5 - 7 ngày, nếu bệnh chưa dừng phải tiến hành phun lại.

Hình ảnh bệnh bạc lá lúa

Ngoài ra cần theo dõi diễn biến của chuột, sâu đục thân, sâu cắn gié, nhện gié....gây hại trên cây lúa.

Chú ý:

            + Khi lúa đang trỗ chỉ được phun thuốc vào buổi chiều mát.

  + Nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

                +  Có thể áp dụng biện pháp “gặt chạy” với các diện tích lúa, hái chạy đối với diện tích chè  sắp thu hoạch.

Tin ảnh và bài: Trạm KDTV nội địa – Chi cục Trồng trọt và BVTV Thái Nguyên



VIDEO

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 6640

TRANG THÔNG TIN CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH THÁI NGUYÊN

Trưởng ban biên tập: Đ/c Nguyễn Tá – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Thái Nguyên

Địa chỉ: Số 728, đường Lương Ngọc Quyến, tổ 1, phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 02083.857.965 - Email: ccttbvtv@thainguyen.gov.vn